Shophouse Đảo Thiên Đường

 

    Trong vài năm trở lại đây, mô hình “nhà phố biển” tại các khu nghỉ dưỡng nổi lên như một xu hướng đầu tư mới mẻ, hấp dẫn giới đầu tư bởi vị trí đắc địa, tính thanh khoản cao. Chính vì vậy, nắm bắt một vài kinh nghiệm đầu tư shophouse sẽ giúp quá trình kinh doanh của chủ sở hữu thuận lợi hơn, đồng thời tối ưu hóa được doanh thu, lợi nhuận hàng tháng. Vậy để đảm bảo shophouse là một tài sản đáng để đầu tư và có khả năng sinh lời “thần tốc”, các nhà đầu tư cần chú ý những gì?

 

Shophouse là gì? Liệu đây có phải là loại hình đáng để đầu tư?

Giới thiệu về loại hình shophouse

   Shophouse hay còn được gọi bằng cái tên nhà phố thương mại hoặc căn hộ kinh doanh, là mô hình bất động sản nhà ở kết hợp cùng buôn bán kinh doanh đang rất phổ biến tại các đô thị trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc.

 

 

   Tại Việt Nam, Shophouse được chia thành 02 loại hình cơ bản gồm: Shophouse chân đế (nằm tại tầng trệt của các tòa căn hộ cao tầng) và Shophouse thấp tầng liền kề. Mỗi loại sẽ có những đặc trưng, ưu điểm riêng biệt, có khả năng đáp ứng đa dạng nhu cầu và mục đích đầu tư shophouse khác nhau.

 

Tiềm năng của Shophouse mang lại cho nhà đầu tư như thế nào?

 

   

   Là loại hình bất động sản “sinh sau, đẻ muộn”, nhưng từ khi xuất hiện, shophouse chưa bao giờ hết nóng. Là mô hình bất động sản thường xuyên được đề cập và xuất hiện trên tất cả các kênh thông tin về đầu tư, ngay cả những người chưa từng đầu tư kinh doanh bất động sản hay chưa có nhiều kinh nghiệm đầu tư shophouse cũng có thể cảm nhận được sức nóng của loại hình bất động sản này. Để lý giải sức nóng của loại hình này có thể kể đến 03 nguyên nhân chính:

   Thứ nhất, các shophouse thường được sở hữu vị trí đắc địa tại các khu đô thị hoặc đại đô thị lớn, được quy hoạch đồng bộ, ở nơi có mật độ dân cư đông đúc, mức sống cao, thị trường tiêu thụ dồi dào, nguồn khách hàng tiềm năng cho mục đích kinh doanh của nhà đầu tư là rất lớn.

   Thứ hai, shophouse được săn đón mạnh mẽ và rộng rãi bởi lợi ích “kép” kết hợp giữa mô hình nhà ở và kinh doanh, chủ sở hữu có thể cắt giảm chi phí thuê kinh doanh/ chi phí ở, chi phí vận hành, đi lại, vô cùng tiện lợi.

   Cuối cùng, điều tạo nên sự khác biệt của shophouse so với các loại hình kinh doanh khác là ở tính khan hiếm. Theo một báo cáo của CBRE cho biết, mật độ của loại hình Shophouse thường chỉ chiếm từ 2% đến 5% số lượng các sản phẩm tại dự án bất động sản. Điều này đã tạo ra tính khan hiếm, là nhân tố khiến giá trị chuyển nhượng và cho thuê của mô hình nhà phố thương mại luôn ở mức cao.

 

05 “bí kíp” giúp nhà đầu tư shophouse sinh lời hiệu quả

Phân tích tính thanh khoản của sản phẩm

   Ngoài chức năng để ở, shophouse còn được sử dụng cho mục đích đầu tư, kinh doanh sinh lời, do vậy tính thanh khoản là yếu tố đầu tiên và là một trong những yếu tố quan trọng nhà đầu tư cần quan tâm. Trong đó, tiêu chí quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính thanh khoản của shophouse là ở vị trí.

 

 


Nếu một căn shophouse tọa lạc tại vị trí mặt tiền đẹp, gần các trục đường lớn, giao thông thuận lợi, có tính kết nối vùng cao, mật độ dân cư đông đúc chắc chắn tính thanh khoản sẽ cao hơn những shophouse khác. Điều này lý giải nguyên nhân vì sao, trong cùng một dự án, giữa các căn shophouse lại có mức giá chênh lệch đến vài tỷ đồng.

 

Đánh giá tiềm năng kinh doanh

 

 

   Đây là yếu tố tối quan trọng tiếp theo mà nhà đầu tư cần lưu ý, tiềm năng kinh doanh của một shophouse thể hiện qua cách lựa chọn loại hình, sản phẩm dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu của cư dân trong và xung quanh dự án, đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh cao. Lời khuyên ở đây là các nhà đầu tư có thể dựa vào mật độ dân cư để quyết định quy mô của mô hình kinh doanh hoặc có thể dựa vào tiêu chuẩn của dự án, cao cấp hay bình dân để xác định phân khúc thị trường mục tiêu, từ đó chọn cho mình sản phẩm, dịch vụ kinh doanh phù hợp.

Cân nhắc các mặt hạn chế đi kèm

   Trước khi đưa ra quyết định đầu tư kinh doanh, song song với những lợi ích có được, nhà đầu tư còn cần phải tìm hiểu và cân nhắc những điểm hạn chế đi kèm. Một số câu hỏi mà nhà đầu tư cần phải đặt ra như:

  • Vốn đầu tư có lớn không?

   Shophouse thường có mức giá cao hơn các căn hộ thông thường, dó đó nhà đầu tư cần phải đưa ra bài toán kinh tế để nắm được khả năng sinh lời để chắc chắn số tiền mình bỏ ra là xứng đáng.

  • Thời gian sử dụng đất như thế nào?

   Một điểm hạn chế của loại hình shophouse là thời gian sử dụng đất thường chỉ kéo dài từ 50 – 70 năm do đây thuộc loại hình đất thương mại, dịch vụ. Tuy nhiên, cần xác định rõ một số hiểu lầm còn tồn động đối với lại hình này. Sau thời hạn sử dụng đất là 50 (hoặc 70 năm), chủ sở hữu có quyền yêu cầu chủ đầu tư gửi đơn gia hạn quyền sử dụng đất lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tiếp tục sử dụng đất.

  • Tiến độ bàn giao của chủ đầu tư?

   Trong kinh doanh, thời gian chính là vàng, thời gian đối với một căn shophouse được đầu tư với mục đích kinh doanh cũng quan trọng như thế bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược kinh doanh, kế hoạch sinh lời và cơ hội mua bán. Bởi thế, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về tiến độ thi công cũng như thời gian bàn giao, đưa vào sử dụng của sản phẩm mà mình đang sở hữu.

 

Tìm hiểu kỹ giấy tờ và thủ tục pháp lý

   Đây là bước quan trọng không thể thiếu trong tất cả các giao dịch mua bán bất động sản. Với loại hình shophouse (nhà phố thương mại), nhà đầu tư cần lưu ý:

  • Thỏa thuận giá mua bán shophouse, thuế, phí môi giới đi kèm với chủ đầu tư hoặc các sàn môi giới.
  • Cam kết thời gian bàn giao shophouse (thời gian khởi công, cất nóc, hoàn thiện mặt bằng, nội thất, bàn giao đầy đủ,…)
  • Do đây là đất thương mại, dịch vụ nên nhà đầu tư cần trao đổi kỹ về quy định gia hạn shophouse. 
  • Quy định về điều khoản, điều kiện và mặt hàng dịch vụ được phép kinh doanh tại shophouse.
  • Điều kiện bàn giao (nội, ngoại thất,…).
  • Thỏa thuận giá quản lý, vận hành, phí dịch vụ, điện nước,…

 

Quyền sở hữu và chuyển nhượng shophouse

 Quyền sở hữu

    Quyền sở hữu có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của nhà đầu tư shophouse cũng như các quyết định khác liên quan đến vấn đề an cư và sinh lợi. Vì vậy, cần xác định rõ quyền sở hữu của mình đối với shophouse mà mình đang sở hữu để tự tin và an tâm với quyết định đầu tư của mình.

 

 

Hiện nay, có 02 loại hình shophouse với 02 hình thức sở hữu rất khác nhau:

  • Căn hộ shophouse có hình thức sở hữu lâu dài nằm tại các dãy phố trong khu biệt thự liền kề cao 4 – 5 tầng.
  • Căn hộ shophouse có tính chất thương mại, dịch vụ nằm tại vị trí tầng 1 – 3 khối đế chung cư.

 

Quyền chuyển nhượng shophouse

   Về mặt pháp lý, căn hộ shophouse là loại hình bất động sản được phép giao dịch bình thường nếu đảm bảo về điều kiện sở hữu. Các thủ tục mua bán, sang nhượng shophouse sẽ được tiến hành giống như hình thức mua bán căn hộ chung cư nếu shophouse nằm ở khối đế tòa nhà chung cư hoặc giống như mua bán nhà đất nếu shophouse là biệt thự liền kề, thuộc các dãy phố của các khu đô thị đã được quy hoạch trước đó.

 

   Có thể thấy, tiềm năng kinh doanh mà shophouse mang lại là vô cùng lớn và hiện nay nước ta vẫn còn một không gian phát triển không giới hạn dành cho loại hình kinh doanh này trong tương lai. Để quá trình kinh doanh hiệu quả và tối ưu, nhà đầu tư cần trang bị cho mình những thông tin cần thiết không chỉ là về dự án mà còn là những không tin khác để vạch ra một kế hoạch kinh doanh, phát triển xa hơn cho khối tài sản đắt giá mà mình đang sở hữu. Dự án shophouse nào đáng để đầu tư nhất? Hãy cùng chúng tôi theo dõi ở bài viết tiếp theo nhé!